__________________________________________________________________
1. Một số khái niệm
Hàm sản xuất: là sự kết hợp các yếu tố sản xuất (các đầu vào) gồm : nguyên liệu, lao động, vốn để tạo thành sản phẩm (đầu ra).
Quy trình sản xuất mô tả những số lượng đầu ra tối đa có thể được sản xuất bởi một số lượng các yếu tố đầu vào nhất định tương ứng với trình độ kỹ thuật nhất định.
2. Hàm sản xuất
2.1.Hàm sản xuất tổng quát
Q = F(x1; x2; x3; x4……xn)
Trong đó Q : số lượng sản phẩm đầu ra.
xi : số lượng yếu tố sản xuất i.
Để đơn giản, ta chia các yếu tố sản xuất ra làm 2 loại: vốn (K) và lao động (L)
Hàm sản xuất có thể viết lại:
Q = F (K, L)
Ngắn hạn và dài hạn
Ngắn hạn: là khoảng thời gian có ít nhất một yếu tố sản xuất không đổi về số lượng sử dụng trong quá trình sản xuất. Trong ngắn hạn các yếu tố sản xuất được chia làm 2 loại:
- Yếu tố sản xuất cố định: vốn, nhân viên quản trị tối cao… biểu thị cho qui mô sản xuất nhất định.
- Yếu tố sản xuất biến đổi: nguyên nhiên vật liệu, lao động trực tiếp…
Dài hạn: là khoảng thời gian cần thiết để tất cả các yếu tố đầu vào biến đổi. Quy mô sản xuất thay đổi.
2.2.Hàm sản xuất ngắn hạn
Sản xuất với một đầu vào biến đổi được coi là sản xuất trong ngắn hạn.
Nếu chỉ xem xét một yếu tố đầu vào có thể biến đổi đó là lao động (L) các yếu tố khác như vốn (K) và công nghệ xem như là không đổi. Vì thế
Q = F(L)
Trong ngắn hạn, quan sát một yếu tố sản xuất biến đổi trong khi các yếu tố khác cố định thì sản lượng (Q), năng suất trung bình (AP), năng suất biên (MP) của yếu tố sản xuất biến đổi sẽ thay đổi theo các yếu tố này.
Sản lượng sản xuất (Q)
Q trong ngắn hạn có đặc điểm:
- Ban đầu tăng L -> Q tăng nhanh
- Sau đó tăng L -> Q tăng chậm dần -> Qmax
- Tiếp tục tăng L-> Q giàm
2.3. Hàm sản xuất dài hạn
Hàm sản xuất với hai đầu vào biến đổi được xem là hàm sản xuất dài hạn. Trong trường hợp này cả L và K cùng thay đổi.
Vì thế hàm sản xuất có dạng
Q = F (K, L)
3. Năng suất trung bình (AP)
AP của một yếu tố sản xuất biến đổi là số sản phẩm sản xuất trung bình trên một yếu tố sản xuất đó
APL = Q/L
4. Năng suất biên (MP)
MPL = ΔQ/ΔL = dQ/dL
Hình: Đường tổng sản lượng
Hình: Quy luật năng suất biên giảm dần
Vi dụ
Có thể chia quá trình sản xuất ra thành ba giai đoạn
- Giai đoạn 1: tăng số lượng lao động (L = 1 - 3) -> Q tăng APK tăng -> APL : chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng, hiệu quả sử dụng lao động tăng. APL đạt cực đại vào cuối giai đoạn 1 và đầu giai đoạn 2. Vì vậy, hiệu quả sử dụng lao động cao nhất ở cuối giai đoạn 1 và đầu giai đoạn 2.
- Giai đoạn 2: tăng số lượng lao động (L = 4 - 7) -> Q tăng -> APK -> MPL giảm AP giảm, hiệu quả sử dụng vốn tiếp tục tăng đạt cực đại cuối giai đoạn 2 và đầu giai đoạn 3. Hiệu quả sử dụng lao động giảm.
- Giai đoạn 3: tăng số lượng lao động (L = 8 -10) -> Q giảm -> APK giảm, APL giảm: hiệu quả sử dụng vốn và lao động đều giảm.
- Năng suất biên giảm dần
Ban đầu năng suất biên gia tăng là do quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động mà nó làm tăng năng suất lao động.
Sau đó năng suất biên giảm dần là do khi lao động tăng lên đến một mức nào đó, mỗi lao động tiếp cận với vốn (tư bản) ít hơn, ít không gian hơn để làm việc.
Quy luật năng suất biên giảm dần mô tả khi một xí nghiệp gia tăng sử dụng một yếu tố sản xuất biến đổi trong khi các yếu tố sản xuất khác không đổi, thì năng suất biên của yếu tố sản xuất biến đổi đó ngày càng giảm xuống.
- Mối quan hệ giữa APL và MPL
Khi MPL > APL thì APL tăng
Khi MPL < APL thì APL giảm
Khi MPL = APL thì APL đạt cực đại
- Mối quan hệ giữa MP và Q
Khi MP > 0 -> Q tăng
Khi MP < 0 -> Q giãm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét