___________________________________________________________________
Đinh nghĩa
Quản trị Marketing là sự phân tích, hoạch định, thực hiện và kiểm tra các chương trình đã đề ra , nhằm tạo dựng, bồi đắp và duy trì những trao đổi có lợi với người mua mà mình muốn hướng đến, trong mục đích đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Quản trị Marketing tìm cách ảnh hưởng đến mức độ, thời tính và đặc trưng của nhu cầu theo hướng sẽ giúp cho tổ chức đạt thành các mục tiêu của nó.
Nói đơn giản , quản trị marketing là quản trị sức mua.
Các quan điểm
Xét theo góc độ cạnh tranh của các tổ chức hoạt động kinh doanh, có 5 quan điểm : quan điểm trọng sản xuất, trọng sản phẩm, trọng việc bán, trọng tiếp thị, và tiếp thị vị xã hội
- Quan điểm trọng sản xuất :
Theo quan điểm này thì người tiêu thụ sẽ ưa chuộng những sản phẩm có sẵn để dùng và sản xuất, và đương nhiên việc quản trị nên tập trung vào việc đẩy mạnh sản xuất cũng như phân phối có hiệu quả . Quan điểm này thích hợp khi nhu cầu của thị trường lớn hơn khả năng cung cấp lúc đó các tổ chức sẽ tập trung sản xuất đế đáp ứng nhu cầu; hoặc khi chi phí sản xuất quá cao và các tổ chức cần tăng năng suất để kéo chi phí xuống và đồng thời giảm giá sản phẩm.
- Quan điểm trọng sản phẩm :
Quan điểm này cho rằng người tiêu thụ sẽ thích những sản phẩm có chất lượng cao, hiệu quả, hình dáng tuyệt hảo, và đương nhiên việc quản trị sẽ tập trung vào việc cải thiện sản phẩm. Nhà sản xuất phải có sự nghiên cứu và phát triển trong kiểu dáng, bao bì, giá hấp dẫn, phân phối tiện lợi, thu hút sự chú ý của khách hàng từ nhiều phía
- Quan điểm trọng việc bán :
Theo quan điểm này, người tiêu thụ sẽ không mua đủ các sản phẩm của công ty trừ khi công ty tiến hành công việc bán và hoạt động nhằm cổ động việc mua hàng. Quan điểm này nhắm vào nhu cầu người bán, được áp dụng một cách năng nổ nhất đối với những hàng hóa thuộc loại là “hàng khó bán, hàng ngậm, hàng mà người mua không nghĩa đến việc mua “(bảo hiểm, tự điển…). Tuy nhiên quan điểm này cũng được áp dụng cho các hàng hóa thông thường như xe hơi…
- Quan điểm trọng tiếp thị :
Quan điểm này cho rằng chìa khóa để đạt được các mục tiêu của tổ chức nằm trong việc xác định nhu cầu và ước muốn của thị trường trọng điểm, đồng thời đáp ứng những thỏa mãn mong đợi một cách hiệu quả và hiệu năng hơn các đối thủ cạnh tranh. Điểm này nhắm vào nhu cầu của người mua, thoả mãn nhu cầu khách hàng bằng phương tiện sản phẩm và dịch vụ được kết hợp qua sự phân phối và tiêu thụ .
- Quan điểm tiếp thị vị xã hội :
Theo quan điểm này, bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu mong đợi của người mua một cách hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh, mà còn phải bảo toàn hoặc nâng cao phúc lợi của người tiêu thụ và xã hội. Quan điểm này phát sinh từ sự nghi ngại có nên thiết lập một triết lý kinh doanh thuần tuý hay không, trong trời buổi có sự ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt, bùng nổ dân số, sức khoẻ con người bị đe dọa
Vai trò của quản trị marketing :
Quản trị marketing nhằm tạo dựng, bồi đắp và duy trì những trao đổi có lợi với người mua mà mình muốn hướng đến, trong mục đích đạt được các mục tiêu của tổ chức. Có những vai trò trọng tâm sau :
- Tối đa hóa tiêu thụ : Công việc của Marketing là tạo những ham muốn và kích thích sự tiêu thụ tối đa, bên cạnh đó sẽ tạo ra sự sản xuất, thuê mướn nhân công và tối đa doanh thu.
- Tạo sự thỏa mãn cho khách hàng bằng chất lượng và dịch vụ: tạo điều kiện dễ dàng để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng tối đa. Tuy nhiên việc thỏa mãn khó mà đo lường được, đôi lúc việc thoả mãn một cá nhân nào đó rất có thể liên quan đến các điều tệ hại như sa đọa hoặc thiệt hại môi sinh.
- Tối đa hóa sự chọn lựa : Đa dạng hóa sản phẩm sẽ kéo theo đa dạng chọn lựa. Việc tối đa hóa sự chọn lựa của người tiêu dùng sẽ biến thành sự phí tổn , hàng hóa và dịch vụ sẽ đắt hơn vì việc đa dạng hóa quá rộng sẽ đòi hỏi thời đoạn vận hành của sản xuất ngắn hơn và cấp độ phát minh cao hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét