__________________________________________________
Đồ thị cân bằng cung cầu
Nền kinh tế đạt được trạng thái cân bằng khi AD = AS
Khi tổng cung (AS) hoặc tổng cầu (AD) dịch chuyển thì điểm cân bằng sẽ thay đổi. Hai đường này dịch chuyển khi có các yếu tố khác với giá làm thay đổi tổng cầu hoặc tổng cung.
Đường tổng cầu AD
Đường tổng cầu có thể dịch chuyển qua phải và qua trái tùy từng trường hợp tác động của các yếu tố ngoài giá.
Đường tổng cung trong ngắn hạn
- Ban đầu tương đối thoải: có nghĩa là giá tăng chậm, thậm chí không tăng, cung vẫn tăng để hòa vốn.
- Khi cung thực tế đạt mức hòa vốn, đường tổng cung bắt đầu dốc ngược, có nghĩa là giá tăng nhiều mà cung chỉ tăng chút ít.
Điều này nói lên rằng, khi cung thực tế chưa đạt tới mức hòa vốn, nhà sản xuất chưa dám tăng giá để người tiêu dùng có thể chấp nhận được nhờ đó mà thu hồi vốn. Nhưng khi đã thu hồi vốn rồi, doanh nghiệp có thể thu lợi nhuận bằng tăng giá bán mà không cần tăng sản lượng.(Nhưng chỉ xét trong ngắn hạn khi giá đầu vào chưa kịp thay đổi, công suất chưa sử dụng hết,…).
- Khi cung tăng đến mức tiềm năng mà tổng cầu vẫn tăng thì chỉ làm tăng mức giá chứ không làm tăng sản lượng, đó là cung trong ngắn hạn.
Vì vậy, đường tổng cung ngắn hạn thực tế là 1 đoạn thẳng có độ dốc dương, cắt đường biểu diễn sản lượng tiềm năng tại điểm tương ứng với mức giá của thời kỳ.
- Nếu các yếu tố khác làm tăng khả năng cung ứng thì đường AS dịch chuyển sang phải, làm tăng chi phí sản xuất thì đường AS dịch chuyển lên trên. Còn nếu làm giảm thì dịch chuyển ngược lại.
Sự cân bằng AD - AS trong ngắn hạn
Vị trí Eo phụ thuộc vào 2 yếu tố:
- Vị trí của các đường tổng cung (AS) và tổng cầu (AD). Khi 1 trong 2 đường này, hoặc cả hai đường cùng thay đổi vị trí, thì điểm Eo sẽ dịch chuyển.
- Độ dốc hai đường AS và AD.
Đồ thị minh họa độ dốc AS và AD:
Trường hợp (a): Đường AS nằm ngang, sự dịch chuyển vị trí của đường tổng cung chỉ dẫn đến sự thay đổi sản lượng.
Trường hợp (b): Đường AS thẳng đứng, sự thay đổi của tổng cầu chỉ dẫn đến sự thay đổi giá.
Cần phân biệt giữa cân bằng và cân đối:
- Cân bằng trong kinh tế học thường là cân bằng thị trường
- Cân đối là sự hợp lý của cơ cấu.
Sự điều chỉnh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Điều chỉnh ngắn hạn (hình a)
Giả sử nền kinh tế đang đạt trạng thái cân bằng toàn dụng Eo. Giả định AD tăng, AD dịch chuyển sang phải và lên trên. Cầu tăng làm cho các hãng sẽ tăng thêm sản lượng một cách tương ứng, cho đến khi đạt được mức sản lượng E'. Trạng thái cân bằng ngắn hạn được thiết lập. Tại E', cả sản lượng và giá cả đều tăng. Giá cả và sản lượng tăng lên đến mức nào phụ thuộc vào độ dốc đường AS.
Điều chỉnh trung hạn (hình b)
Ở trạng thái cân bằng ngắn hạn E’, cầu về lao động trên thị trường lao động tăng lên. Do tiền công chưa thể điều chỉnh trong ngắn hạn do bị ràng buộc bởi các hợp đồng lao động dài hạn, qúa trình này sẽ được thực hiện ở trung hạn. Do vậy, ở trung hạn, W tăng lên CPSX tăng DN buộc phải thu hẹp sản xuất ở mỗi mức giá cho trước AS dịch đến AS’. Trạng thái cận bằng được thiết lập ở điểm E”.
Điều chỉnh dài hạn (hình b)
Trong chừng mực mà sản lượng còn vượt quá sản lượng tiềm năng, thì đường tổng cung tiếp tục giảm và giảm đến mức sản lượng toàn dụng nhân công. Nền kinh tế đạt mức cân bằng dài hạn E".
Tóm lại:
(1) Quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế trước những sự mở rộng của tổng cầu và thay đổi tổng cung (thông qua tiền lương và giá cả) diễn ra theo trình tự mở rộng đến thu hẹp sản lượng. Và sẽ đảo ngược lại nếu có tác động thu hẹp tổng cầu.
(2) Vì quá trình tự điều chỉnh diễn ra chậm chạp và có thể kéo dài, nên mở ra 1 không gian nhất định để NN can thiệp vào TT thông qua chính sách tài khoá và tiền tệ, nhằm giữ cho nền KT luôn ở mức SLTN.
Download toàn bộ bài viết tại đây
Download toàn bộ bài viết tại đây
0 nhận xét:
Đăng nhận xét