___________________________________________________________________.
1.1.Khái niệm kế toán
Kế toán là việc thu thập, kiểm tra, phân tích và xử lý thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
1.2.Đối tượng của kế toán
Đối tượng cơ bản của kế toán là: tài sản, nguồn hình thành tài sản ( nguồn vốn) và sự vận động của chúng và các quan hệ pháp lý trong quá trình hoạt động của đơn vị.
1.2.1.Tài sản
Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển giá trị, tài sản được chia thành hai nhóm lớn là tài sản cố định và tài sản lưu động. Trong đó:
* Tài sản cố định
Tài sản cố định là những tư liệu lao động thoả mãn hai điều kiện:
- Về thời gian sử dụng: có thời gian sử dụng dài thường là trên một năm
- Về giá trị: phải lớn hơn một giá trị quy định.
Tài sản cố định được chia thành các loại:
- Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái biểu hiện dưới dạng vật chất, cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị.
- Tài sản cố định vô hình là những tài sản có hình thái biểu hiện ở dạng phi vật chất , như: bằng phát minh sáng chế, quyền sử dụng đất, nhãn hiệu thương mại...
- Tài sản cố định tài chính là những loại chứng chỉ có giá với thời hạn dài trên một năm và giá trị cũng thoả mãn theo quy định của Nhà nước.
- Tài sản cố định khác
* Tài sản lưu động
Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động được hiểu là các loại đối tượng lao động và một số tư liệu lao động không thoả mãn điều kiện làm tài sản cố
định, bao gồm:
- Các loại tiền: tiền mặt (gồm tiền mặt bằng đồng Việt Nam, bằng các loại ngoại tệ, hoặc bằng vàng bạc kim đá quý...); tiền gửi ngân hàng (gồm tiền gửi ngân
hàng bằng đồng Việt Nam, bằng các loại ngoại tệ, hoặc bằng vàng bạc kim đá quý...); tiền đang chuyển.
- Các khoản đầu tư ngắn hạn: tín phiếu, ngân phiếu, thương phiếu...
- Các khoản phải thu: đây là tài sản của doanh nghiệp đang bị các đối tượng khác chiếm dụng.
- Các loại hàng dự trữ cho sản xuất : nguyên vật liệu, công cụ lao động, sản phẩm dở dang.
- Các loại hàng dự trữ cho lưu thông: thành
1.2.2.Nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn)
Các tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Các nguồn vốn này được sắp xếp vào hai loại lớn: nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
* Nguồn vốn chủ sở hữu
Đây là nguồn vốn quan trọng do người chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ ra từ khi thành lập doanh nghiệp và hàng năm thường được bổ sung từ lợi nhuận kinh doanh và sự đóng góp của các chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm nguồn vốn kinh doanh và các quỹ chuyên dùng, các nguồn vốn đầu tư và lợi nhuận chưa phân phối.
* Nợ phải trả
Đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng nhằm đáp ứng đủ cho nhu cầu vốn sản
xuất kinh doanh. Nợ phải trả bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn của ngân hàng, của các tổ chức kinh tế, của các cá nhân... Nguồn vốn này luôn luôn tồn tại song song với nguồn vốn chủ sở hữu, sự hiện hữu của nó như một lời nhắc nhở các doanh nghiệp cần phải thận trọng và có trách nhiệm trong việc hoàn trả.
Về nội dung, các nợ phải trả chia thành:
+ Nợ ngắn hạn là những khoản nợ có thời hạn dưới một năm, gồm:
+ Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời hạn trên một năm, gồm:
1.2.3.Sự vận động của tài sản và nguồn vốn
Quá trình kinh doanh là quá trình sử dụng tài sản của doanh nghiệp theo kế hoạch đã vạch ra nhằm mục đích sinh lợi. Qua hoạt động của mình, doanh nghiệp đã làm cho các tài sản, nguồn hình thành tài sản vận động tăng, giảm, chuyển đổi từ hình thái này sang hình thái khác. Sự vận động đó có thể làm cho tổng tài sản và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp lớn lên, thu hẹp lại hoặc không đổi.Và sự vận động này là biểu hiện của quá trình kinh doanh.
1.2.4.Mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Tài sản và nguồn vốn có mối liên hệ mật thiết với nhau, biểu hiện ở việc nguồn hình thành nên tài sản.
Bất kỳ một tài sản nào cũng được hình thành từ một hoặc một số nguồn nhất định hoặc ngược lại một nguồn vốn nào đó bao giờ cũng là nguồn đảm bảo cho một hoặc một số các tài sản.
- Phương trình kế toán tổng quát:
Tổng giá trị tài sản = Tổng nguồn vốn (1)
=>Tổng giá trị tài sản = Tổng NV chủ sở hữu + Tổng Nợ phải trả (2)
- Phương trình kế toán cơ bản:
Tổng NV chủ sở hữu = Tổng giá trị tài sản - Tổng nợ phải trả (3)
Việc phản ánh và giám đốc các loại tài sản, nguồn vốn và sự biến động của các đối tượng tài sản, nguồn vốn như trên vừa là nội dung cơ bản vừa là yêu cầu khách quan của công tác kế toán.
1.3.Chức năng của hạch toán kế toán
* Chức năng phản ánh (hay còn gọi là chức năng thông tin)
Chức năng phản ánh được biểu hiện ở việc kế toán theo dõi toàn bộ các hiện tượng kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị thông qua việc tính toán, ghi chép, phân loại, xử lý và tổng kết các dữ liệu liên quan đến hoạt động sử dụng vốn và tài sản của đơn vị.
* Chức năng giám đốc (Chức năng kiểm tra)
Chức năng giám đốc thể hiện ở việc thông qua số liệu đã được phản ánh, kế toán sẽ nắm được một cách có hệ thống toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động của đơn vị làm cơ sở cho việc đánh giá đúng đắn và kiểm soát chặt chẽ tình hình chấp hành luật pháp của các đơn vị trong công tác quản lý kế toán - tài chính. Chức năng này nhằm giúp cho hoạt động của đơn vị ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
* Mối liên hệ giữa các chức năng
Chức năng phản ánh và chức năng giám đốc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện như sau: Chức năng phản ánh là đối tượng của chức năng giám đốc, chức năng giám đốc là công cụ đôn đốc chức năng phản ánh được chính xác, rõ ràng và đầy đủ hơn.
1.4.Nhiệm vụ của hạch toán kế toán
* Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
* Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi
phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
* Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
* Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét