728x90 AdSpace

  • Latest News

    Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

    Quản trị công nghệ - Công nghệ thích hợp

    ___________________________________________________________________



    Khái niệm
    Công nghệ thích hợp là các công nghệ đạt được các mục tiêu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của địa phương.


    Căn cứ xác định công nghệ thích hợp.
    Công nghệ được tạo ra từ hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Tuy nhiên, các hoạt động R&D tại các nơi khác nhau sẽ tạo ra công nghệ khác nhau để đạt được cùng một mục tiêu. Tính thích hợp của công nghệ không phải là một tính chất nội tại của công nghệ, nó phụ thuộc vào hoàn cảnh, thời gian và mục tiêu.
    - Hoàn cảnh
    Bao gồm các yếu tố như : Dân số, tài nguyên, kinh tế, công nghệ, môi trường sống, văn hoá, xã hội, chính trị, pháp luật, quan hệ quốc tế.
    - Thời gian:
    Bất kỳ công nghệ nào cũng được xem là thích hợp tại thời điểm phát triển.
    - Mục tiêu :
    Dựa vào các mục tiêu quốc gia, của ngành , của địa phương của cơ sở mà xác định, nhưng phải tối đa hiệu quả và tối thiểu hậu quả. Mục tiêu có thể đổi khác khi những yếu tố , nhân tố tạo nên hiệu quả và gây hậu quả thay đổi và tương quan giữa hai tập yếu tố này.


    Định hướng công nghệ thích hợp
    Định hướng theo trình độ công nghệ
    Tiền đề cơ bản làm cơ sở cho định hướng này là có một loạt công nghệ sẵn có để thỏa mãn một nhu cầu nhất định. Vấn đề là lựa chọn công nghệ như thế nào cho phù hợp. Các công nghệ sẵn có được sắp xếp theo thứ tự thô sơ, thủ công đến tiên tiến, hiện đại. Ví dụ đối với các nước đang phát triển, nếu chọn công nghệ tiên tiến:
    - Công nghệ tiên tiến là cơ hội để các nước đang phát triển có thể hoàn thành công nghiệp hoá nhanh chóng.
    - Công nghệ tiên tiến có thời gian sử dụng lâu dài
    - Công nghệ tiên tiến tạo năng suất lao động cao, chất lượng tốt, giá thành hạ, lợi nhuận cao, thuận lợi trong phân công hợp tác quốc tế.
    Tuy nhiên, các công nghệ tiên tiến vốn ứng dụng các kết quả của khoa học hiện đại, nên khi
    tiếp nhận chúng, các nước đang phát triển thường gặp khó khăn như:
    - Tập trung vốn lớn, khó thực hiện nhiều mục tiêu một lúc, kìm hãm sự phát triển các cơ sở vừa và nhỏ.
    - Đòi hỏi năng lực vận hành và trình độ quản lý cao
    - Cắt đứt một cách đột ngột với quá khứ, do đó tính thích nghi giảm.
    Quan điểm của nhiều chuyên gia cho rằng, đối với các nước đang phát triển là để dung hoà có thể chọn công nghệ trung gian. Loại công nghệ này có trình độ trung gian giữa công nghệ thô sơ, rẻ tiền và công nghệ tiên tiến, hiện đại. Lý do có thể là:
    - Điều kiện ở các nước đang phát triển không giống như điều kiện ở các nước phát triển. Cho nên loại công nghệ trung gian có thể dung hoà được hai hoàn cảnh đó.
    - Được xây dựng với quy mô từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, từ trình độ trung bình đến hiện đại. Công nghệ trung gian sẽ tạo ra các cơ hội tốt bằng thực nghiệm và từng bước nâng dần kỹ năng, kỹ xảo cũng như kinh nghiệm quản lý.
    - Có điều kiện triển khai nhiều công nghệ để giải quyết nhiều mục tiêu trong điều kiện nguồn vốn bị hạn chế.
    - Công nghệ trung gian tạo điều kiện cho việc tiếp thu, đồng hoá dễ dàng.
    Định hướng theo nhóm mục tiêu
    Cơ sở định hướng là dựa vào các nhóm mục tiêu phát triển công nghệ. Thông thường các
    nhóm mục tiêu được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, đó là cơ sở để lựa chọn công nghệ thích hợp theo từng giai đoạn.
    Nhóm mục tiêu bao gồm:
    - Thoả mãn các nhu cầu tối thiểu, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống đồng đều.
    - Tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh trên thị trường.
    - Tự lực và độc lập về công nghệ
    Ví dụ, khi mục tiêu phát triển công nghệ là thoả mãn nhu cầu tối thiểu, đối tượng phục vụ
    của công nghệ sẽ là đông đảo dân nghèo ở nông thôn. Tiêu thức thích hợp của công nghệ có thể là chi phí sản xuất thấp, giá thành sản phẩm hạ, phát huy các công nghệ truyền thống, tận dụng các nguồn lức sẵn có của địa phương.v.v…
    Định hướng theo sự hạn chế các nguồn lực
    Cơ sở của định hướng là xem xét công nghệ có thích ứng với nguồn tài nguyên vốn có, phù hợp với điều kiện chung trong sự phát triển ở địa phương hay không. Một số trong số các điều kiện về nguồn lực là đội ngũ nhân lực, vốn đầu tư nội địa, năng lượng, nguyên vật liệu. Vấn đề là sử dụng các nguồn lực này như thế nào cho hợp lý, vừa có hiệu quả trong hiện tại, trong ngắn hạn, đồng thời đảm bảo sử dụng lâu dài bền vững.
    Định hướng theo sự hoà hợp (không gây đột biến).
    Cơ sở thứ tư của công nghệ thích hợp đó là mong muốn có được tiến bộ công nghệ thông qua phát triển chứ không phải cách mạng. Có nghĩa là phải có sự hài hoà giữa sử dụng, thích nghi, cải tiến, đổi mới. Sự phát triển theo tuần tự, không gượng ép, không gây ô nhiễm, không mất cân bằng sinh thái, bảo đảm hoà hợp tự nhiên, kết hợp công nghệ nội địa và công nghệ nhập, tạo lập sự phát triển nhanh và bền vững, không mâu thuẫn giữa quốc gia và địa phương, hoà hợp giữa công nghệ truyền thống và hiện đại….



    Download toàn bộ bài viết tại đây


    • Blogger Comments
    • Facebook Comments

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

    Item Reviewed: Quản trị công nghệ - Công nghệ thích hợp Rating: 5 Reviewed By: Unknown
    Scroll to Top