728x90 AdSpace

  • Latest News

    Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

    Nền tảng của hành vi cá nhân - Tính cách

    _____________________________________________________

    Định nghĩa
    Tính cách là phong thái tâm lý cá nhân độc đáo quy định cách thức hành vi cá nhân phản ứng trong môi trường xã hội và hoạt động tổ chức. Tính cách được biểu hiện trong hệ thống thái độ của cá nhân và trong các phẩm chất, ý chí của con người. Một cách đơn giản, tính cách của một cá nhân là sự kết hợp của các đặc điểm tâm lý mà chúng ta sử dụng để phân loại người đó.
    Trong nghiên cứu hành vi tổ chức, nhiều nghiên cứu đã chứng minh năm tính cách cơ bản làm nền tảng cho tất cả các tính cách khác. Năm tính cách đó là :
    Tính hướng ngoại : dễ hội nhập, hay nói và quyết đoán.
    Tính hòa đồng: hợp tác và tin cậy
    Tính chu toàn: trách nhiệm, cố chấp và định hướng thành tích
    Tính ổn định tình cảm: bình tĩnh, nhiệt tình, tích cực, chắc chắn.
    Tính cởi mở: có óc tưởng tượng, nhạy cảm về nghệ thuật.
    Các thuộc tính chính yếu của tính cách ảnh hưởng đến hành vi trong tổ chức:
    Các thuộc tính của tính cách dưới đây là những chỉ số dự báo rất đáng tin cậy để dự đoán các hành vi trong tổ chức.
    -  Mức làm chủ (locus of control): gồm hai loại, nếu ở mức cao thì gọi là nội thuộc, mức thấp là ngoại thuộc.
    + Nội thuộc: Những người tin rằng mình làm chủ số phận của mình.
    + Ngoại thuộc: Những người cho rằng số phận không do mình định đoạt, chủ yếu do may rủi đẩy đưa.





    Nội thuộc
    Ngoại thuộc
    - Thông thường thực hiện tốt các công việc;
    - Có động cơ thúc đẩy hoàn thành công việc;
    - Luôn cố gắng kiểm sóat công việc, môi trường.
    - Phù hợp với những công việc yêu cầu có sáng kiến và hành động độc lập.


    - Ít hài lòng, thỏa mãn trong công việc.
    - Tỷ lệ vắng mặt không phép cao.
    - Dễ bị tha hóa trong công việc.
    - Khó tham gia công việc.
    - Không xem các kết quả của tổ chức một phần là của chính mình, dù rất coi trọng các kết quả này
    - Hay ta thán và thích chỉ thị.
    - Thích những công việc có nề sẵn hoặc mang tính chất sự vụ hằng ngày.


     Tính độc đoán : rất thực dụng, không thích tình cảm và luôn cho rằng “cứu cánh biện minh cho phương tiện”. Tùy theo công việc và cách đánh giá mà một người độc đoán được đánh giá cao hay thấp.
    Ví dụ 1: Thỏa thuận lao động (công việc yêu cầu các kỹ năng đàm phán và giải quyết bất đồng): rất phù hợp.
    Ví dụ 2: Chăm sóc khách hàng-không phù hợp.
    -  Tính tự trọng: trọng mình và trọng kẻ khác.
    Người ít tự trọng thường dễ bị ảnh hưởng từ bên ngoài, phụ thuộc vào đánh giá của người khác, dễ tin tưởng và hành động theo những người họ tôn trọng. Về mặt quản lý, họ cố gắng làm vui lòng người khác, cho nên ít khi chiếm được vị trí cao.
    Người tự trọng luôn luôn đòi hỏi hoàn thành, thành công trong công việc, chấp nhận rủi ro trong lựa chọn công việc, và hình như thích chọn các công việc ít mang tính hình thức, ước lệ,…
    Tự điều chỉnh: khả năng điều chỉnh hành vi của mình thích ứng với các yếu tố, tình hình bên ngoài. Họ là những người dễ thăng tiến trong nghề nghiệp, nhất là dễ có được các chức vụ cao trong quản lý.
    Rất nhạy cảm với ngoại giới, chú ý đến những hành vi người khác, hòa đồng với họ;
    Có thể hành động khác nhau trong các tình hình khác nhau.
    Có thể xuất hiện với tư cách là người thuộc về số đông, và đồng thời với tư cách cá nhân.
    Chấp nhận rủi ro:
    Người sẵn sàng chấp nhận rủi ro thường quyết định mau chóng, không đợi phải thu thập thông tin đầy đủ. Nhưng qua nghiên cứu, tỷ lệ quyết định thành công của những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro không vì thế mà kém hơn so với nhóm người đối trọng.
    Rất phù hợp nếu lãnh vực môi giới chứng khoán, buôn bán bất động sản,…vì đòi hỏi quyết định nhanh
    Không phù hợp nếu đó là kế toán hoặc kiểm toán.



    Download toàn bộ bài viết tại đây
    • Blogger Comments
    • Facebook Comments

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

    Item Reviewed: Nền tảng của hành vi cá nhân - Tính cách Rating: 5 Reviewed By: Unknown
    Scroll to Top