___________________________________________________________________
1.Mức cầu tiền
1. 1. Khái niệm cầu tiền
- Cầu tiền (LP) là lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ. Lượng tiền nắm giữ có thể là tiền mặt ngoài Ngân hàng hoặc tiền gửi sử dụng Séc.
- Theo John Maynard Keynes, có ba động cơ làm cho mỗi người chúng ta muốn nắm giữ tiền: động cơ giao dịch (transactions demand for money), động cơ dự phòng (precautionary demand for money) và động cơ đầu cơ (speculative demand for money). Lượng tiền nắm giữ nhiều hay ít phụ thuộc vào hai yếu tố: lãi suất và thu nhập.
1. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ:
1.2.1. Lãi suất
Lãi suất là cái giá phải trả khi vay tiền, hay nói chính xác hơn là cái giá phải trả khi nắm giữ tiền trong tay.
Đối với cầu giao dịch dự phòng, khi lãi suất tăng thì cầu tiền để giao dịch và dự phòng sẽ giảm. Lý do là khi giữ tiền trong tay người ta phải chịu một khoản chi phí cơ hội, cho dù đó là tiền mặt hay tiền trong tài khoản séc. Chi phí cơ hội của việc giữ tiền là lãi suất mà lẽ ra bạn có thể được hưởng bằng cách này hay cách khác, nếu như không giữ tiền. Như vậy, khi lãi suất
càng cao thì chi phí cơ hội càng lớn. Lúc đó người ta càng ít muốn giữ tiền trong tay, tức là cầu về tiền để giao dịch và dự phòng giảm.
Đối với cầu đầu cơ, theo Keynes thì lãi suất tăng cũng làm giảm cầu về tiền để đầu cơ.
Tóm lại, cầu về tiền nghịch biến với lãi suất.
1.2.2. Thu nhập thực tế (sản lượng)
Đối với cầu giao dịch dự phòng, sản lượng tăng làm cho cầu về tiền để giao dịch và dự phòng tăng. Vì Y tăng => YD tăng C=> tăng => Lượng tiền nắm giữ hàng ngày cũng phải tăng theo. Mặt khác, Y tăng làm cho hộ gia đình có khuynh hướng để tiền dự phòng nhiều hơn, làm tăng cầu về tiền để dự phòng.
Đối với cầu đầu cơ, sản lượng tăng cũng làm tăng cầu đầu cơ. Bởi vì, thu nhập tăng sẽ làm tăng nguồn tiền cất giữ như một loại tài sản. Do đó, cầu đầu cơ tăng khi sản lượng tăng.
1.2.3. Hàm cầu tiền
Quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lãi suất và mức cầu tiền được gọi là hàm cầu về tiền. Phương trình đường cầu tiền có dạng:
LP = k.Y - h.i
k,h là các hệ số phản ánh độ nhạy cảm của mức cầu tiền đối với thu nhập và lãi suất.
Đồ thị:
Khi thu nhập tăng tới Y1 thì LP dịch chuyển đến LP1. Tức là cùng với mức lãi suất io nhưng cầu về tiền lớn hơn (LP1>LPo) khi thu nhập tăng lên (Y1>Yo).
2. Cân bằng thị trường tiền tệ
- Thị trường tiền tệ cân bằng khi: MS = LP
Đồ thị cho thấy: - Eo là điểm cân bằng của thị trường tiền tệ.
- Tại mức lãi suất cân bằng io mức cầu tiền vừa đúng bằng mức cung tiền.
Ở mức lãi suất thấp hơn i0 sẽ có mức dư cung trái phiếu tương ứng làm cho giá trái phiếu giảm xuống, lợi tức trái phiếu tăng lên và đẩy lãi suất thị trường lên tới i0.
Sự dịch chuyển đường cung hoặc đường cầu sẽ làm thay đổi vị trí cân bằng của thị trường tiền tệ.
Đồ thị dưới cho biết:
Khi NHTW tác động đến mức cung tiền, giả sử là bán trái phiếu hoặc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc dẫn đến lượng cung tiền giảm xuống, đường cung tiền sẽ dịch chuyển từ M0 sang M1 và lãi suất cân bằng sẽ từ io lên i1.
Giảm cung tiền từ Mo => M1 dẫn đến lãi suất tăng lên để giảm mức dư cầu tiền do mức cung tiền giảm đi.
Khi thu nhập thực tế GNPr tăng lên => nhu cầu tiền cho giao dịch tăng lên. Với mỗi mức lãi suất, lợi ích cận biên của việc gửi tiền tăng lên và làm tăng mức cầu tiền thực tế, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển từ LPo => LP1. Với mức cung tiền M1, lãi suất cân bằng sẽ dịch chuyển từ i1 đến i2 điểm cân bằng mới của thị trường tiền tệ là E”.
Việc kiểm soát tiền tệ thực tế phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô là rất khó. Có hai cách kiểm soát, hoặc là kiểm soát mức cung tiền thì lãi suất thị trường sẽ lên xuống bởi tác động của cầu, hoặc kiểm soát lãi suất (ổn định lãi suất) thì buộc phải để lực lượng thị trường quyết định mức cung tiền. Cả hai cách đều gặp những khó khăn nhất định như khi kiểm soát lượng tiền cơ sở H thì vấp phải vấn đề hạn chế tiền mặt và tín dụng gây khó khăn cho hoạt động NHTM và các hoạt động giao dịch, khi kiểm soát LS lại gặp khó khăn trong nhận biết chính xác đường cầu tiền và sự dịch chuyển của nó,…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét