___________________________________________________________________
1. Đường LM dốc
Đường LM dốc có nghĩa là cầu tiền kém nhạy cảm đối với lãi suất (hệ số co giãn h nhỏ). Bây giờ chúng ta xem xét tính hiệu quả của tác động của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong mô hình IS – LM.
- Chính sách tài khoá
Hình: Sản lượng cân bằng tăng ít khi thực hiện chính sách tài khóa
Quan sát hình vẽ trên đây chúng ta thấy, nếu khi thực hiện chính sách tài khoá mở rộng, chính sách tài khoá tỏ ra kém hiệu quả (tác động nhỏ đến sản lượng). Mặc dù lãi suất thị trường tăng nhưng cầu tiền đầu cơ giảm ít (do cầu tiền kém nhạy cảm đối với lãi suất) vì vậy cầu tiền giao ḍich tăng ít để đảm bảo thị trường tiền tệ cân bằng (cung tiền không đổi). Khi cầu tiền giao dịch tăng ít, điều này có nghĩa là sản lượng Y tăng ít (với một hệ số k cho trước). Như vậy, chính sách tài khoá kém hiệu quả (tác động lên sản lượng nhỏ).
- Chính sách tiền tệ
Giả sử NHTW thực hiện chính sách tăng cung tiền (đường LM dịch sang phải), do đường LM dốc nên khi lãi suất giảm thì cầu tiền đầu cơ L2 tăng ít. Khi L2 tăng ít thì buộc cầu tiền giao dịch L1 tăng nhiều để cân bằng với mức cung tiền mới đã tăng lên. Khi cầu tiền giao dịch tăng nhiều có nghĩa là sản lượng hay thu nhập phải tăng lên nhiều. Như vậy chính sách tiền tệ trong trường hợp này có hiệu quả (chính sách tiền tệ tác động lên sản lượng cân bằng Y lớn, hãy quan sát hình vẽ dưới đây).
Hình: Sản lượng cân bằng tăng nhiều khi thực hiện chính sách tiền tệ
2. Đường LM thoải
Đường LM thoải có nghĩa là cầu tiền rất nhạy cảm đối với lãi suất (hệ số co giãn h nhỏ). Bây giờ chúng ta xem xét tính hiệu quả của tác động của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong mô h́nh IS – LM.
- Chính sách tài khoá
Hình: Sản lượng cân bằng tăng nhiều khi thực hiện chính sách tài khóa
Quan sát hình vẽ trên đây chúng ta thấy, nếu khi thực hiện chính sách tài khoá mở rộng, chính sách tài khoá tỏ ra rất hiệu quả (tác động khá lớn đến sản lượng). Khi lãi suất suất thị trường tăng làm cầu tiền đầu cơ giảm nhiều (do cầu tiền rất nhạy cảm đối với lãi suất) vì vậy cầu tiền giao dịch phải tăng nhiều để đảm bảo thị trường tiền tệ cân bằng (cung tiền không
đổi). Khi cầu tiền giao dịch tăng nhiều thì điều này có nghĩa là sản lượng Y tăng nhiều (với một hệ số k cho trước). Như vậy, chính sách tài khoá khá hiệu quả (tác động lên sản lượng lớn).
- Chính sách tiền tệ
Giả sử NHTW thực hiện chính sách tăng cung tiền, đường LM dịch sang phải, do đường LM thoải do đó khi lãi suất giảm thì cầu tiền đầu cơ L2 tăng nhiều (do cầu tiền rất nhạy cảm đối với lãi suất). Khi L2 tăng nhiều thì buộc cầu tiền giao dịch L1 tăng ít để cân bằng với mức cung tiền mới đã tăng lên. Khi cầu tiền giao dịch tăng ít có nghĩa là sản lượng hay thu nhập phải tăng lên ít. Như vậy chính sách tiền tệ trong trường hợp này kém hiệu quả (chính sách tiền tệ tác động lên sản lượng cân bằng Y nhỏ, hãy quan sát hình dưới đây).
Hình: Sản lượng cân bằng tăng ít khi thực hiện chính sách tiền tệ
3. Đường LM nằm ngang
Đường LM nằm ngang tức là cầu tiền co giãn hoàn toàn đối với lãi suất (hệ số h vô cùng lớn). Chúng ta hãy xem xét tính hiệu quả của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong trường hợp này.
- Chính sách tài khoá
Do đường LM nằm ngang nên khi thực hiện chính sách tài khoá mở rộng thì sản lượng sẽ tăng nhưng lãi suất không tăng. Do lãi suất thị trường không tăng nên không có tác động vòng 2 (tức không có tác động ngược làm giảm sản lượng). Như vậy chính sách tài khoá hoàn toàn hiệu quả như trong mô hình Keynes giản đơn.
Hình: Chính sách tài khóa hoàn toàn hiệu quả
- Chính sách tiền tệ
Quan sát hình vẽ dưới đây chúng ta thấy nếu khi thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng thì hoàn toàn không ảnh hưởng đến lãi suất do đó hoàn toàn không ảnh hưởng đến sản lượng, sản lượng không thay đổi. Như vậy chính sách tiền tệ hoàn toàn không hiệu quả. Trường hợp này người ta gọi là bẩy thanh khoản (liquidity trap).
Hình: Chính sách tiền tệ hoàn toàn không hiệu quả
4. Đường LM thẳng đứng
Đương LM thẳng đứng tức là cầu tiền hoàn toàn không co giãn đối với lãi suất (hệ số h bằng không). Chúng ta hãy xem xét tính hiệu quả của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong trường hợp này.
- Chính sách tài khoá
Giả sử chính phủ thực chính sách tài khoá mở rộng, các tác động của chính sách này như sau:
Tác động vòng 1: khi tăng chi tiêu chính phủ G thì sản lượng cân bằng Y và lãi suất đều tăng
Tác động vòng 2: khi lãi suất tăng thì đầu tư I giảm, tổng cầu AD giảm và sản lượng giảm.
Tác động của vòng 1 bằng tác động của vòng 2 hay có sự chèn lấn đầu tư toàn bộ. Tổng cầu và sản lượng không đổi chỉ có cơ cấu của tổng cầu thay đổi: chi tiêu chính phủ tăng trong khi đó đầu tư giảm xuống.
Cũng có thể giải thích theo cách khác như sau: khi tăng G thì đường IS dịch chuyển sang phải, lãi suất tăng lên. Tuy nhiên, do cầu tiền hoàn toàn không co giãn theo lãi suất nên L2 không đổi, mà do cung tiền cố định nên buộc L1 phải cố định để thị trường tiền tệ cân bằng. Khi cầu tiền L1 cố định tức sản lượng Y cũng không đổi. Như vậy chính sách tài khoá hoàn toàn không hiệu quả.
Hình: Chính sách tài khóa hoàn toàn không hiệu quả
- Chính sách tiền tệ
Giả sử NHTW tăng cung tiền, tức M/P tăng, làm giảm lãi suất dẫn đến tăng đầu tư và tăng sản lượng. Do cầu tiền hoàn toàn không phụ thuộc vào lãi suất nên khi cung tiền tăng (lãi suất giảm) chỉ ảnh hưởng đến L1 (tăng lên), và do đó chỉ cầu tiền giao dịch L1 tăng (khi sản lượng Y tăng). Như vậy chính sách tiền tệ rất có hiệu quả.
Hình: Sản lượng cân bằng tăng ít khi thực hiện chính sách tiền tệ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét