_________________________________________________________________
Câu 4 : Công nghệ thích hợp
Khái niệm
CN thích hợp là các CN đạt được các mục tiêu của quá trình phát triển KT-XH, trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của địa phương.
Bất kỳ CN nào cũng được xem là thích hợp tại thời điểm phát triển, đối với hoàn cảnh mà nó được phát triển và mục tiêu phát triển. Nó có thể thích hợp hoặc không thích hợp ở nơi khác hoặc vào thời điểm khác. Như vậy tình thích hợp của CN k phải là 1 tính chất nội tại của CN, nó phụ thuộc vào hoàn cảnh, thời gian và mục tiêu.
Các định hướng lựa chọn CN thích hợp:
- Định hướng theo trình độ CN:
Đối với các nước đang phát triển, nếu chọn CN tiên tiến:
+ CN tiên tiến là cơ hội để các nước đang pt có thể hoàn thành Công nghiệp hoá nhanh chóng.
+ CN tiên tiến có tg sd lâu dài.
+ CN tiên tiến tạo năng suất lao động cao, chất lượng tốt, giá thành hạ, lợi nhuận cao, thuận lợi trong phân công hợp tác quốc tế.
Tuy nhiên, các CN tiên tiến vốn ứng dụng các kết quả của khoa học hiện đại, nên tiếp nhận chúng, các nước đang phát triển thường gặp khó khăn như:
+ Tập trung vốn lớn, khó thực hiện nhiều mtiêu 1 lúc, kìm hãm sự phát triển các cơ sở vừa và nhỏ.
+ Đòi hỏi năng lực vận hành và trình độ quản lý cao.
+ Cắt đứt 1 cách đột ngột với quá khứ, do đó tính thích nghi giảm.
Quan điểm của nhiều chuyên gia cho rằng, đối với các nước đang phát triển là để dung hoà có thể lựa chọn CN trung gian. Loại CN này có trình độ trung gian giữa CN thô sơ , rẻ tiền và CN tiên tiến, hiện đại. Lý do có thể là:
+ Điều kiện ở các nước đang phát triển không giống như điểu kiện ở các nước phát triển. Cho nên loại CN trung gian có thể dung hoà được hoàn cảnh đó.
+ Được xây dựng với quy mô từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, từ trình độ trung bình đến hiện đại. CN trung gian sẽ tạo ra các cơ hội tốt bằng thực nghiệm và từng bước nâng dần kỹ năng, kỹ xảo cũng như exp qlý.
+ Có đk triển khai nhiều CN để giải quyết nhiều mục tiêu trong điểu kiện nguồn vốn bị hạn chế.
+ CN trung gian tạo điểu kiện cho việc tiếp thu, đồng hoá dễ dàng.
- Định hươg theo nhóm mục tiêu:
Cơ sở định hướng là dựa vào các nhóm mtiêu pt CN. Thông thường các nhóm mtiêu đc sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, đó là cơ sở để lựa chọn CN thích hợp theo từng gđ. Nhóm mtiêu bao gồm:
+ Thoả mãn các nhu cầu tối thiểu, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống đồng đều.
+ Tăng năng suất lđ và sức cạnh tranh trên TT.
+ Tự lực và độc lập về CN.
- Định hướng theo sự hạn chế các nguồn lực:
Cơ sở của định hướng là xem xét CN có thích ứng với nguồn tài nguyên vốn có, phù hợp với điểu kiện chung trong sự phát triển ở địa phương hay không. Một số trong các điều kiện về nguồn lực là đội ngũ nhân lực, vốn đầu tưnội địa, năng lượng, NVL. Vấn đề là sử dụng các nguồn lực này như thế nào cho hợp lý vừa có hiệu qủa trong hiện tại, trong ngắn hạn, đồng thời bảo đảm sử dụng lâu dài, bền vững.
- Định hướng theo sự hoà hợp (không gây đột biến):
Cơ sở thứ 4 của CN thích hợp đó là mong muốn có được tiến bộ CN thông qua sự phát triển chứ không phải CM. Có nghĩa là phải có sự hài hoà giữa sử dụng, thích nghi, cải tiến, đổi mới. Sự phát triển phải theo tuần tự, không gượng ép, không gây ô nhiễm, không gây mất cân bằng sinh thái, bảo đảm hoà hợp tự nhiên, kết hợp CN nội địa và CN nhập, tạo lập sự phát triển nhanh và bến vững, không mâu thuẫn giữa các QG và địa phương, hoà hợp giữa CN truyền thống và hiện đại…
Qua 4 định hướng vừa nêu về CN thích hợp, chúng ta dễ thấy vì sao mọi người hiểu CN thích hợp 1 cách khác nhau và không thể nào thoả mãn đồng thời những yêu cầu như vậy. Để CN thích hợp trở thành khả thi chúng ta cần:
+ Loại bỏ những nhận thức không đúng về CN thích hợp.
+ Không có CN nào thích hợp cho tất cả các nước và cũng không có CN nào không thích hợp với nước nào.
+ Tính thích hợp và không thích hợp của CN cần đc xem xét lại 1 cách thường xuyên và 1 chiến lược cân bằng là cần thiết cho phát triển CN.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét